Bangkok Post: 2012/01/08
Tác giả : Apinya Wipatayotin
Các nhà hoạt động Campuchia đã kêu gọi Băng Cốc và Viêng Chăn từ bỏ thỏa thuận của họ cho Thái Lan để mua điện sản xuất bởi các đập Xayaburi tại Lào. Họ cũng đã yêu cầu hai nước ra quyết định Ch Karnchang dừng tất cả các hoạt động xây dựng tại địa phương cho đến khi hoàn thành nghiên cứu về tác động của đập đối với môi trường.
Liên minh các dòng sông ở Campuchia (RCC) đưa ra yêu cầu trong một bức thư gửi Thủ tướng Yingluck Shinawatra ngày 27 Tháng Bảy. Một bức thư khác cũng được gửi đến Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong. Liên minh các tổ chức xã hội dân sự, hoạt động nhằm bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái sông, cho biết các nhà lãnh đạo nên chờ đợi kết quả nghiên cứu của Ủy ban sông Mê Kông.
Nghiên cứu sẽ xem xét tác động xuyên biên giới của các đập trên dòng chính sông Mê Kông, bao gồm cả tác động của các cộng đồng dọc theo các con sông từ Lào đến Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đã thống nhất về nguyên tắc cho các cuộc họp tham vấn sâu hơn giữa các quốc gia ven sông, nhưng các cuộc họp này vẫn chưa có kế hoạch cụ thể.
"Chúng tôi kêu gọi Thủ thướng Thái Lan dừng dự án này bằng cách hủy bỏ hợp đồng mua bán điện (PPA) và yêu cầu Ch Karnchang ngăn chặn tất cả các hoạt động xây dựng cho đến khi tiến hành các nghiên cứu sâu hơn ," bức thư nói.
"Chúng tôi kêu gọi các chính phủ Thái Lan và Lào tôn trọng Hiệp định Mê Kông năm 1995 trong việc thực hiện đầy đủ việc tư vấn công khai , đặc biệt là cho những người sống trên sông Mê Kông và biển hồ Tonle Sap."
Bức thư được gửi sau khi có các tín hiệu xung đột của hai nhà lãnh đạo chính phủ.
Bà Yingluck nói trong chuyến thăm Campuchia vào tháng trước rằng việc xây dựng sẽ không diễn ra cho đến khi hoàn thành nghiên cứu.
Nhưng vào ngày 16-17 tháng 7, chính phủ Lào đã tổ chức một chuyến đi thực tế đến nơi xây dựng đập và thấy rằng các hoạt động xây dựng tiên tiến đã đang được tiến hành.
Trong tháng 10 năm 2011, Cơ quan Phát điện Thái Lan đã ký một PPA với Xayaburi Power Co nhập khẩu khoảng 95% lượng điện được tạo ra bởi con đập.
Các nhóm hoạt động cũng đặt ra câu hỏi về tính minh bạch của vai trò Chính phủ Lào trong dự án vì chính phủ này đã thuê một công ty nằm trong danh sách đen của Ngân hàng Thế giới, tiến hành đánh giá tuân thủ.
Trước đó, người dân Campuchia đã dấy lên những lo ngại về con đập . Vào ngày 3 tháng 12 năm ngoái, đại diện cộng đồng Campuchia đã gửi một bức thư cho bà Yingluck về dự án.
Trong tháng ba, các tổ chức xã hội dân sự trong khu vực Asean đã ban hành một tuyên bố chung kêu gọi huỷ bỏ đập. Họ cũng thu thập chữ ký để ngăn chặn việc xây dựng đập trong Chiến dịch Đi bộ vì Hòa bình ở tỉnh Kampong Cham, Campuchia.
Pianporn Deetes thuộc tổ chức Sông ngòi Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Mĩ, cho biết Thái Lan nên thể hiện là một người hàng xóm chân thành bằng cách ưu tiên những mối quan tâm của người khác thay vì cố gắng để được hưởng lợi từ nỗi đau của họ
Nguồn: Bangkok Post
Bách Phạm dịch