Hội Thảo “Mê Công và Đập Thủy Điện”
Đăng ngày: 15 Tháng Tám 2012 | Source: www.warecod.org.vn
Ngày 14/8/2012 tại TP Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp cùng với Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) tổ chức hội thảo khoa học “Mê Công và Đâp Thủy Điện”.

Ngày 14/8/2012 tại TP Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp cùng với Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) tổ chức hội thảo khoa học “Mê Công và Đâp Thủy Điện”.

Hội thảo đã thu hút được sự tham gia của các nhà khoa học đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà quản lý Nhà nước và đại biểu các tổ chức nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Hội thảo còn có sự tham gia của một số tổ chức phi chính phủ quốc tế, và đặc biệt còn có sự tham gia nhiệt tình của các cơ quan thông tấn báo chí.

 
 Trình bày Daniel King, Tổ chức Earth Right International.

Hội thảo đã cập nhật các hoạt động đã và đang diễn ra trên dòng chính Mê Công và chia sẽ những kinh nghiệm và bài học của một số nước trên thế giới đối với vấn đề đập thủy điện; những tác động của hệ thống bậc thang thủy điện đến an ninh ngưồn nước, an ninh lương thực và an ninh khu vực. Ngoài ra, hội thảo cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao việc hợp tác phát triển bền vững trên lưu vực sông Mê Công và hạn chế những tác động tiêu cực của các đập thủy điện, trong đó vẫn tập trung vào việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về những ảnh hưởng tiêu cực của các đập thủy điện, cần đầu tư nghiên cứu để có những số liệu định lượng chính xác, thuyết phục.
Hội thảo đã đưa ra 11 khuyến nghị như sau:
1.      Xây dựng cơ chế quản lý tổng hợp tài nguyên nước của lưu vực
2.      Tìm nguồn năng lượng tái tạo thay thế
3.     Cơ chế chia sẻ lợi ích và đền bù, hỗ trợ trong trường hợp thiệt hại do phải ngừng xây dựng thủy điện
4.      Xây dựng dự án tiết kiệm năng lượng hiệu quả
5.      Thiết lập mạng lưới cộng đồng ứng phó với tác động kép của thủy điện trên dòng chính Mê Công
6.      Lập kênh trao đổi thông tin và diển đàn đối thoại với các bên trong lưu vực và Quốc tế.
7.      Xây dựng mạng lưới các nhóm cùng lợi ích và hành động trong khu vực trên tinh thần minh bạch, công khai
8.      Lập đầu mối trung tâm xử lý
9.     Tìm nguồn vốn để làm nghiên cứu lâu dài khoa học cơ bản mang tính chất định lượng các giá trị tài nguyên lưu vực sông Mê Công, Đồng thời theo dõi tác động và giám sát tiến trình thay đổi giá trị tài nguyên này trên lưu vực.
10.  Lập cơ sở pháp lý cho việc đàm phán và trao đổi thượng lượng mang tính chất quốc tế
11.  Phối hợp hài hòa giữa quốc gia và quốc tế trên cơ sở vận dụng vai trò chức năng và nội lực của từng quốc gia.
 
Kết thúc hội thảo Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam đã đưa ra quan điểm riêng của mình về “Mê Công và Đập thủy điện”:

Quan điểm Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam

về: Mê Công và Đập thủy điện

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 14/8/2012

Liên quan đến việc xây dựng thủy điện Xayaburi trên dòng chính Hạ lưu vực sông Mê Công, một lần nữa Mạng lưới sông ngòi Việt Nam bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của mình trước thông tin nhà đầu tư Ch.Karnchang Thái Lan tiếp tục các hoạt động xây dựng dự án thủy điện Xayaburi, mặc dù chưa có sự đồng thuận của các quốc gia trong Ủy hội sông Mê Công  (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/07/120704_laos_mekong_dams.shtml).
Thủy điện Xayaburi là một trong số 12 công trình thủy điện lớn được đề xuất xây dựng trên dòng chính hạ lưu sông Mê Công. Theo đánh giá được công bố trong tài liệu “Đánh giá môi trường chiến lược của việc phát triển thủy điện trên dòng chính”, (viết tắt là SEA) do Trung tâm Quản lý môi trường Quốc tế (ICEM) thực hiện theo yêu cầu của Ban Thư ký Ủy hội Mê Công, thì dự án Xayaburi và các bậc thang thủy điện dòng chính hạ lưu vực sông Mê Công sẽ có tác động lớn lao đến môi trường, sinh thái và sinh kế của người dân. Báo cáo đưa ra khuyến cáo cần hoãn xây đập Xayaburi ít nhất 10 năm để tiến hành các nghiên cứu đầy đủ về tác động đối với hạ lưu trước khi có những quyết định tiếp theo. Vì tầm quan trọng quốc tế của dòng sông Mê Công nối liền các quốc gia trong lưu vực, dòng chính sông Mê Công không nên được sử dụng làm nơi thí điểm cho việc thử nghiệm hoặc cải thiện các công nghệ thủy điện.
Mối quan ngại về tác động của việc phát triển thủy điện Xayaburi và bậc thang trên dòng chính Mê Công đã được các quốc gia Ủy hội sông Mê Công thể hiện tại phiên họp Hội đồng Ủy hội, ngày 8/12/2011 tại thành phố Siêm Riệp, Cămpuchia. Hội đồng thống nhất dừng việc xây dựng thủy điện Xayaburi để tiến hành các nghiên cứu tác động trước khi tiến hành các hoạt động tiếp theo. Tuyên bố của Ủy hội Mê Công được dư luận hoan nghênh.
Tháng 7 năm 2012, người phát ngôn của Bộ ngoại giao Lào đã thông báo các hoạt động xây dựng Xayaburi đã tạm hoãn cho đến khi có được sự đồng thuận trong các quốc gia Ủy hội Mê Công.
Tuy nhiên, trên thực tế, Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam nhận thấy rằng chủ đầu tư Ch.Karnchang Thái Lan vẫn tiếp tục thúc đẩy các hoạt động xây dựng tại hiện trường. Những hoạt động này gây nên mối lo ngại ngày càng sâu sắc cho cộng đồng quốc tế và các quốc gia hạ lưu.
Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam đề nghị chính phủ Lào yêu cầu nhà đầu tư Ch.Karnchang, hãy dừng ngay các hoạt động xây dựng Xayaburi cho đến khi có sự thỏa thuận của tất cả các quốc gia trong Ủy hội. VRN kiến nghị các quốc gia Ủy hội sông Mê Công hãy hợp tác cùng nhau tiến hành các nghiên cứu bổ sung cần thiết để hỗ trợ quá trình ra quyết định liên quan tới phát triển thủy điện dòng chính.
Sự hợp tác và tin cậy lẫn nhau thông qua thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Hợp tác Phát triển Mê Công 1995 là điều kiện bảo đảm cho sự phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công vì lợi ích của tất cả các nước và cộng đồng sống trong lưu vực sông Mê Công.
 
Ghi chú:
Các bài trình bày liên quan đến Mê Công và Đập trên dòng chính có thể được tải về tại địa chỉ:http://www.mediafire.com/?sha7xyyfxfejn1f 

Để biết thêm chi tiết về Quan điểm của VRN xin liên hệ với:
  1. Văn phòng Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam, ĐT: 054 383 7714 hoặc 04 3773 0828,rivervietnam@gmail.com
  2. TS. Đào Trọng Tứ, Chuyên gia của VRN về Mê Công, ĐT: 0913234562,tudaotrong49@yahoo.com.vn
  3. TS. Lê Anh Tuấn, Chuyên gia của VRN về Mê Công, ĐT: 0913 619 499, latuan@ctu.edu.vn
  4. Ths. Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập nghiên cứu Mê Công, ĐT: 0913619159 Email:savingwetlands@gmail.com
  5. Bà Ngụy Thị Khanh, Thành viên nhóm công tác Mê Công của VRN, ĐT: 0912713229; Email:khanh@greenidvietnam.org.vn

VĂN PHÒNG MẠNG LƯỚI

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÔM LÚA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

GIẢI PHÁP NÀO CHO THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

XẢ THẢI BỨC TỬ NGUỒN NƯỚC NHỮNG HÌNH ẢNH KINH HOÀNG Ở BẮC NINH

Đằng sau những ánh sáng trắng

Local knowledge research in the Mekong delta

Tra cứu ấn phẩm
Nhận bản tin