WWF: Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng đang mất rừng
Đăng ngày: 03 Tháng Năm 2013 | Source: www.warecod.org.vn

2/5/2013 12:42 – AFP

 

“Cảnh báo từ một nhóm bảo tồn cho biết: nhu cầu về đất trồng trọt có thể làm mất đi một phần ba độ che phủ rừng ở vùng sông Mê Công mở rộng trong vòng 2 thập kỉ tới.”

Trong một báo cáo vào ngày thứ Năm, WWF cho biết rừng đang bị chặt phá để trồng cao su và trồng lúa trong khi việc chặt phá rừng trái phép đang hủy hoại những khu vực được bảo vệ, bên cạnh đó, con đập gây nhiều tranh cãi trên sông Mê Công sẽ làm xấu đi hệ sinh thái vốn đã bị hủy hoại nghiêm trọng.

 

Peter Cutter từ WWF cho hay: “Vùng Mê Công mở rộng đang ở ngã tư đường”, và cho biết thêm rằng Campuchia, Lào và Myanmar đã mất từ 22-24% rừng từ năm 1973 – năm đầu tiên có dữ liệu – cho đến năm 2009, trong khi đó tại Thái Lan và Việt Nam, con số này là 43%.

 

“Một con đường cũng dẫn đến việc hủy hoại nghiêm trọng hơn sự đa dạng sinh học và các sinh kế … nhưng nếu các nguồn tài nguyên tự nhiên được quản lý một cách hiệu quả, thì khu vực này có thể đạt được một giai đoạn đảm bảo tương lai dồi dào sức khỏe và thịnh vượng cho con người.”

 

Nghiên cứu này chỉ ra, Myanmar, quốc gia được trông đợi là sẽ đạt được tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, đang phải đối mặt với nạn phá rừng – đặc biệt là ở các khu vực giáp biên – cũng như ở những khu vực phía nam của Mê Công tại Việt Nam và Campuchia.

 

Chính phủ cải cách đã cấm xuất khẩu gỗ từ năm tới trong một nỗ lực giải quyết nạn chặt phá rừng quý giá nhằm lấy gỗ trái phép. 

 

Đô thị hóa tốc độ nhanh

WWF cho biết những khu vực chưa bị khai thác của “rừng lõi” trong khu vực đã bị chặt khúc do hệ quả của trồng trọt và đô thị hóa quá nhanh, trong khi những khu rừng ngập mặn bị biến thành đồng lúa và ruộng nuôi tôm.

 

Báo cáo cảnh báo rằng nếu rừng tiếp tục bị chặt phá, 34% những cánh rừng còn lại “sẽ bị mất đi và tình trạng bị chặt khúc sẽ gia tăng” cho đến năm 2030 và chỉ còn 14% lõi rừng còn lại, và tình hình này sẽ phá hủy môi trường sống của sinh vật hoang dã bao gồm cả hổ và voi.

 

Đập Xayaburi của Lào nổi tiếng là “mối đe dọa chính” đối với hệ sinh thái sông Mê Công, và cho rằng con đập sẽ có những “hậu quả hủy diệt” cho 60 nghìn người – do việc chặn dòng di cư của cá và nguồn phù sa di chuyển xuống hạ nguồn của con đập.

 

Dự án thủy điện trị giá 3,8 tỷ đôla, được dự kiến sẽ hoàn thành trong 5 năm, đã chia sẻ rõ rệt 4 quốc gia vùng Mê Công – Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan.

 

Lào là quốc gia nghèo và hy vọng con đập sẽ khiến nước này trở thành “quả pin của châu Á”. Nước này đã lập kế hoạch bán phần lớn điện cho Thái Lan, nhưng Campuchia và Việt Nam cho biết con đập có thể hủy hoại ngành nông nghiệp và đánh bắt thủy sản của hai nước này.

 

Báo cáo cho thấy những hy vọng nhỏ nhoi và cho thấy Thái Lan đã tiến những bước dài trong việc bảo vệ rừng – quốc gia này có hệ thống các công viên quốc gia dày đặc – trong khi các nước khác có những chính sách không hiệu quả trong việc chống nạn phá rừng. -  AFP

-DH-

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÔM LÚA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

GIẢI PHÁP NÀO CHO THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

XẢ THẢI BỨC TỬ NGUỒN NƯỚC NHỮNG HÌNH ẢNH KINH HOÀNG Ở BẮC NINH

Đằng sau những ánh sáng trắng

Local knowledge research in the Mekong delta

Tra cứu ấn phẩm
Nhận bản tin