Đập thủy điện mới trên sông Mekong đe dọa sự sống của loài cá heo Irrawaddy vốn đang trong tình trạng nguy cấp
Đăng ngày: 10 Tháng Mười Hai 2013 | Source: www.globalpost.com

Tuy rằng một quốc gia nghèo như Lào có nhu cầu tài chính và năng lượng rất lớn, nhưng việc xây dựng đập Si Phan Don sẽ là mối nguy hại lớn đối với hệ sinh thái cũng như sinh kế của hàng triệu người dân.

Một ngư dân đã bất chấp dòng chảy của thác nước Khone Phapheng để dọn sạch những mảnh vụn từ một cái bẫy tên là “Ly Trap” – một loại bẫy tre truyền thống. Những thác nước được coi là lớn nhất Đông Nam Á này là điểm đến chủ yếu thu hút khách du lịch. Theo dự kiến, đập Si Phan Don sẽ chuyển dòng một phần con sông, và ngăn dòng thác. (Thomas Christofoletti/Ruom/GlobalPost)

 

SI PHAN DON, Lào - Có thể không ngoạn mục như trong phim Flipper, nhưng ở đây, cứ vài phút chúng ta lại được thấy cảnh những chú cá heo màu xám nhạt tung tăng trên mặt nước.

 

Đây không phải là những động vật biển được huấn luyện trong công viên giải trí. Chúng ta đang ở trên dòng sông Mekong rộng lớn ở phía Nam Lào, dòng sông hùng vĩ đầy quyền năng của Đông Nam Á. Trên thế giới, đây là con sông nổi tiếng thứ hai về sự đa dạng của các loài cá, chỉ đứng sau sông Amazon.

 

Sông Mekong cũng là môi trường sống tự nhiên của loài cá heo nước ngọt quý hiếm Irrawaddy hiện đang bị đe dọa.

 

Được biết đến là khu vực có 4000 đảo lớn nhỏ, đây là nơi sinh sống của một trong những quần thể cá Irrawaddy lớn nhất trên thế giới gồm 11 cá thể.

 

Du khách nước ngoài đến nơi đây để thưởng thức cơm rang, đu đưa bàn chân trên dòng nước ấm màu sô-cô-la và xem những chú cá heo đang bị đe dọa tuyệt chủng này bơi cách bờ chỉ chừng 15 mét. Lạc vào giữa rừng mưa um tùm, cánh đồng lúa màu xanh ngọc, những ngôi nhà sàn và những ngôi chùa thời Phật lợp mái vàng, không có gì ngạc nhiên khi khu vực này lại lôi kéo nhiều khách du lịch đến vậy.

Ít nhất là ở thời điểm này.

Với cảnh tĩnh lặng của thác nước sau lưng, đó quả là một trải nghiệm tuyệt vời, thậm chí đối với những người dân địa phương như Kem At khi anh chèo chiếc thuyền lớn chứa được khoảng 10 du khách đi thăm thú cảnh đẹp.

“Cá heo ở sông Mekong không nhảy múa,” At kiên nhẫn nói với du khách, rồi mỉm cười khi nhìn thấy một chú cá heo nhô lên mặt nước.

Theo một thông cáo của chính phủ nước này, trong tháng này, dự án đập thủy điện sẽ được khởi công xây dựng, một công trình cao hơn 30 mét với công suất 256 megawatt sẽ mọc lên trên sông.

Theo đó, các nhà khoa học cho rằng những chú cá heo này sẽ gần như tuyệt chủng trong vòng năm tới. Ngay sau đó, hàng triệu cá ở vùng Nam Lào cũng sẽ biến mất theo.

Những chuyên gia môi trường chắc chắn rằng đập thủy điện mới này sẽ đe dọa sinh kế của khoảng 60 triệu người dân ở Lào, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam, những người mà nguồn thu nhập, dinh dưỡng và tập quán văn hóa chính đều phụ thuộc vào hạ lưu vực sông Mekong.

Theo bà Ame Trandem, giáo đốc phụ trách chương trình Châu Á của  tổ chức vận động chính sách Sông ngòi Quốc tế cho biết, cá heo sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên do 95.000 xe tải bùn sẽ nạo vét để xây đập, làm thay đổi cân bằng thủy sinh của dòng sông. Bà cũng bổ sung thêm rằng, những loài cá này sẽ khó có thể thích nghi với những thay đổi đó: “Cá heo cực kỳ nhạy cảm, vì vậy những thay đổi sẽ có thể khiến loài cá heo này biến mất vĩnh viễn, trước hết là trong khu vực và có khả năng là trên cả con sông.”

Khoảng hơn một dặm về phía Bắc của đập, thác nước Khone Phapheng lớn nhất Đông Nam Á sẽ bị lấy đi rất nhiều nước. Bên cạnh cá heo thì thác nước là điểm hấp dẫn chủ yếu thu hút du khách đến khu vực này. Nhưng sau khi đập thủy điện được xây dựng, có thể sẽ ít du khách đến nơi đây tham quan hơn.

Việc xây dựng đập cũng sẽ ngăn chặn việc cá từ nơi khác (chiếm khoảng 70% lượng cá trên sông Mekong) di cư đến khu vực này.

 

“Đập Don Sahong sẽ được xây ở dòng duy nhất mà cá di cư qua hàng năm, vì thế mà việc xây dựng đập nơi tập trung tối đa lượng cá như vậy là rất mạo hiểm. Địa thế như vậy không phù hợp chút nào.

 

Lào, một trong những quốc gia nghèo nhất Đông Nam Á đã tham gia vào dự án xây tổng cộng 9 đập trên sông Mekong trong suốt 2 thập kỷ qua. Mặc dù trên cả 4000 đảo đều có điện, phần lớn người dân sống trong những túp lều đơn chỉ dựa vào số tiền 1 đô la/ngày. Bóng đèn là thứ xa xỉ. Hầu hết các vùng ở đây hoàn toàn không có điện.

 

Gần đây mới chỉ có công trình xây dựng đập Xayaburi trị giá 3,8 tỉ đô ở vùng Bắc Lào đã được khởi công xây dựng. Tuy nhiên, đập Don Sahong, cách biên giới Campuchia 1 dặm, sẽ nguy hại hơn cho những loài cá di cư đến dây.

 

“Đập Xayaburi cũng có ảnh hưởng đến ngư nghiệp nhưng không đến mức độ nghiêm trọng như Don Sahong. Nhiều loài cá đến từ biển hồ Tonle Sap, Campuchia và di chuyển đến đây, nhưng giờ chúng không di chuyển tới nữa,” bà Trandem chia sẻ.

Mặc dù đập Don Sahong sẽ được xây dựng và sau đó được vận hành bởi tập đoàn Mega First Corporation Berhard đặt tại Malaysia, nhưng giám đốc dự án,Yeong Chee Neang, nói rằng điện sẽ được bán cho chính phủ Lào.

 

Theo ông, nhưng mối quan ngại về ảnh hưởng của đập thủy điện là không đáng có.

“Việc này sẽ có lợi vì đập này sẽ cho phép cá di cư qua, các chuyên gia và cố vấn đã chứng minh điều đó. Thêm vào đó, cá sẽ di chuyển trên tuyến đường mà công ty dự định xây dựng trên các dòng nhánh gần đó.”

Tuy nhiên, bức thư từ 34 nhà khoa học quốc tế gửi đến chính phủ Lào năm 2007 nói rằng ảnh hưởng của đập đến ngư nghiệp và sinh kế con người sẽ “vượt xa lợi nhuận ròng thu được từ dự án”, và điều đó không mang lại lợi ích tốt nhất cho người dân Lào, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam.

Ian Baird, trợ lý giáo sư khoa Địa của Đại học Wisconsin-Madison, một trong những người có đóng góp trong bức thư này đã có một công trình nghiên cứu, trong đó nói rằng những đe dọa của đập đến dinh dưỡng con người sẽ gây hại cho những ngư dân và gia đình của họ.

 

Theo như nghiên cứu, “đập Don Sahong sẽ gây ra vấn đề dinh dưỡng nghiêm trọng trên suốt khu vực Mekong, vì cá tự nhiên là nguồn protein quan trọng cho những cư dân sinh sống dọc sông suối rộng lớn nơi đây. Thêm vào đó, việc cá ngày càng khan hiếm trên thị trường sẽ làm tăng giá cả của nó, và làm giảm lượng tiêu thụ cá, đặc biệt với những người dân nghèo.”

Đối với phần lớn người dân địa phương và hàngngàn ngư dân trong khu vực, những thay đổi đó sẽ rất khó hình dung. Có thể cá sẽ tìm thấy một nơi khác để di cư đến, và có thể cá heo sẽ vẫn sống sót được.

“Cá heo vẫn cứ ở đó thôi, chúng không đi đâu cả,” anh At mỉm cười khi một chú cá heo khác nhảy lên.

Dịch: Hoàng Thị Kiều Anh

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÔM LÚA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

GIẢI PHÁP NÀO CHO THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

XẢ THẢI BỨC TỬ NGUỒN NƯỚC NHỮNG HÌNH ẢNH KINH HOÀNG Ở BẮC NINH

Đằng sau những ánh sáng trắng

Local knowledge research in the Mekong delta

Tra cứu ấn phẩm
Nhận bản tin