Thời tiết cực đoan nâng cao mối quan tâm về các con đập Amazon
Đăng ngày: 04 Tháng Chín 2014 | Source: World Rivers Review
 Ngày 4/2, tình trạng mất điện trên diện rộng đã xảy ra tại một số khu vực đông dân cư nhất Brazil, ảnh hưởng đến gần 6 triệu người sử dụng điện sinh hoạt và cho công nghiệp. Trong khi Bộ Năng lượng cho biết, mất điện là do sự cố ngắn mạch trên một đường dây truyền tải, thì tình trạng này đã xảy ra tại thời điểm mà hạn hán và nóng bức ở mức kỷ lục, làm gia tăng lo ngại rằng sẽ có thêm nhiều các đợt mất điện có thể xảy ra tại Brazil.
São Paulo, ngôi nhà của một phần năm dân số và một phần ba hoạt động kinh tế Brazil, sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề. Thủ phủ của bang sẽ đăng cai tổ chức World Cup vào tháng 6. Nếu bang này bước vào giải đấu mà không có một trận mưa lớn nào, chính phủ có kế hoạch sẽ tích trữ nước dự phòng bằng cách bơm 200 tỷ lít nước với chi phí 36 triệu đô la.

Kế hoạch dự trữ năng lượng của các nhà cầm quyền còn tốn kém hơn rất nhiều. 70% nhu cầu điện năng của Brazil phụ thuộc vào thủy điện. Sự lệ thuộc quá mức này nhiều lần tác động tiêu cực vào nền kinh tế Brazil trong các đợt hạn hán.  Với công suất chứa 38% của các hồ thủy điện, kế hoạch dự phòng của Brazil chuyển sang những lựa chọn gây ô nhiễm hơn, đắt đỏ hơn và nguy hiểm hơn như sử dụng nhiên liệu hóa thạch và hạt nhân. Trong khi đó, tờ Financial Times cho rằng, các nguồn cung cấp năng lượng sẽ giảm tới 6% nếu mực nước trong các hồ chứa tiếp tục giảm, theo công trình quốc gia.

 

Theo tờ Reuters, chính phủ đang cứu nguy cho các công trình công cộng với việc vay 4.81 tỷ đô la từ 10 ngân hàng để hỗ trợ các nhà phân phối mua năng lượng. Khoản vay này cuối cùng sẽ được hoàn trả thông qua tăng lãi suất điện cho người tiêu dùng bắt đầu từ năm 2015. Một hậu quả kinh tế không mong đợi là tình trạng mất việc làm trong lĩnh vực sản xuất nhôm. Công ty Alcoa đã cắt giảm sản xuất tại nhà máy luyện kim của mình tại Brazil bởi, trong điều kiện kinh tế hiện nay, có thể kiếm được nhiều tiền từ việc bán điện từ các nhà máy nhiệt của công ty này hơn là từ sản xuất nhôm, tờ Financial Times đưa tin. Còn theo Bidnessetc.com, “năng lượng được sản xuất từ một cơ sở tương tự như Alcoa sẽ có chi phí khoảng 18 đô la/MWh. Nguồn năng lượng tương tự có thể được bán ngay tại chỗ với giá khoảng 370 đô la/MWh, trong khi hợp các đồng năng lượng trong hai và ba năm bán ở mức giá khoảng hơn 110 đô la "

 

Ngoài các rủi ro tài chính của việc phụ thuộc vào thủy điện trong bối cảnh khí hậu đang biến đổi, các rủi ro khác đối với môi trường và xã hội dường như biến mất trong việc lập kế hoạch năng lượng của quốc gia. Brazil đang có kế hoạch xây dựng hàng trăm đập thủy điện lớn ở lưu vực sông Amazon. Các con đập gây tác động nghiêm trọng đang được đề xuất và xây dựng, với những ảnh hưởng to lớn đối với người dân bản địa, cộng đồng ven sông, sức khỏe con người và hệ sinh thái, đa dạng sinh học.

 

Lũ lụt tại Amazon

Trong lúc miền Nam Brazil đang phải trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ thì sông Madeira – phụ lưu lớn nhất của sông Amazon – đã bị vỡ bờ vào đầu năm nay. Ít nhất 22.000 gia đình tại Bolivia và Brazil đã phải sơ tán, 60 người đã chết trong các trận lụt. Thiệt hại tại khu vực này là hàng triệu đô la.

 

Nguyên nhân chính của các trận lũ là lượng mưa lớn chưa từng có, nhưng các chuyên gia cũng chỉ ra rằng các vấn đề môi trường mang tính hệ thống khác cũng đóng vai trò không nhỏ, bao gồm nạn phá rừng tại cao nguyên Andean của Bolivia và Peru, chăn thả quá mức và quản lý kém tại đập Santo Antônio và Jirau ở Brazil. Ví dụ như, đập Santo Antônio không thể chịu được dòng chảy cao hơn 25% so với thiết kế dòng chảy tối đa của nó, dẫn tới nước lũ từ hồ chứa tràn qua đập vào các khu vực đô thị.

 

Tại Amazon, những đợt lũ lụt và hạn hán 100 năm mới xảy ra đã trở nên ngày càng phổ biến. Trong năm 2005 và 2010, hai đợt hạn hán “100 năm” đã ảnh hưởng tới khu vực Manaus ở bang Amazonas, nối tiếp theo là một trận lũ “100 năm” vào năm 2012. Bi kịch này dẫn một phán quyết liên bang yêu cầu những nghiên cứu môi trường mới cho hai dự án đập, những nghiên cứu này phải bao gồm thông tin về mức độ dòng chảy lịch sử được cập nhật. Nếu các nghiên cứu không được thực hiện, giấy phép hoạt động của mỗi con đập có thể bị thu hồi.

 

Đặt ra những câu hỏi đúng đắn


Với quy mô của các đập đang được  đề xuất xây dựng trên sông Amazon, sự thiếu quan tâm đến rủi ro khí hậu của các dự án đang đề xuất và đang triển khai là một xu hướng nguy hiểm. Theo tài liệu về Các con đập của tổ chức Sông ngòi Thế giới (International Rivers’ Dams) trong cơ sở dữ liệu của Amazonia, 414 đập đang được lên kế hoạch, xây dựng, đề xuất, hoặc hoạt động ở khu vực Amazon. Hơn một phần ba của các đập này được đặt gần đầu nguồn nước của Andean - một khu vực mà người ta có thể nhìn thấy cả sự gia tăng lũ lụt ngắn hạn cũng như sự thiếu nước lâu dài bởi các sông băng của Andean đang tiếp tục tan chảy do biến đổi khí hậu.

 

Hiện nay, biến đổi khí hậu không được tính đến trong quá trình đánh giá môi trường đối với các đập ở Brazil. Đối với một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào các hồ đập chứa nước và thủy điện, điều này là cực kỳ vô trách nhiệm.

 

Vì sao việc đánh giá biến đổi khí hậu đối với các con đập lại cần thiết? Theo một nghiên cứu Brazil tiến hành từ năm 2008 tới năm 2010, mô hình mà hiện nay, tại một số khu vực thì lượng mưa cao hơn và tại các khu vực khác lại có những đợt hạn hán kéo dài sẽ là “tiêu chuẩn” cho tới năm 2040. Điều này được xác nhận trong báo cáo thứ 5 – báo cáo mới nhất của IPCC. Sự biến động đó có thể tác động xấu không chỉ đối với thảm họa kinh tế cho các nhà khai thác thủy điện, mà còn là rủi ro lớn cho sự an toàn và an ninh cho các cộng đồng phụ thuộc vào dòng sông. Cũng trong vấn đề này, các con đập nhiệt đới đang đóng góp đáng kể làm gia tăng biến đổi khí hậu, vì chúng có thể phát thải ra lượng khí metan từ các hồ chứa của chúng. Các dự án đập trên sông Amazon đang không được đánh giá về vấn đề phát thải từ hồ chứa của chúng.

 

Almir Narayamoga Surui, một đại diện của người dân địa phương tại khu vực đập Santo Antônio và Jirau trên sông Madeira, lưu ý rằng: “Những dự án đập này mang lại lợi nhuận lập lức cho vài chính trị gia và doanh nghiệp, mang lại các công việc ngắn hạn cho vài người lao động, nhưng còn tổn thất to lớn của chúng cho con người và tự nhiên thì sao? Chúng ta cần một mô hình phát triển mới, mang lại lợi ích cho tất cả, tôn trọng những cư dân bản địa cũng như kiến thức và đất đai của họ.”

 

Nếu các sự kiện gần đây là những dấu hiệu ngẫu nhiên, việc lập kế hoạch năng lượng của Brazil có thể sẽ tiến tới một ngã tư trong vấn đề khí hậu. Trong ngắn hạn, quốc gia này có thể giảm các rủi ro thời tiết của ngành năng lượng bằng cách nâng cao hiệu quả của hệ thống đường dây truyền tải và nhanh chóng phát triển các nguồn tài nguyên tái tạo thay thế. Brazil có công suất điện gió tiềm năng khoảng 300GW, trong khi nguồn năng lượng này rẻ hơn so với khí ga tự nhiên trên thị trường nội địa. Về năng lượng mặt trời, Brazil có mức độ hấp thụ nhiệt cao nhất trên thế giới mặc dù đã được làm giảm đi để có thể sử dụng nó. Những biện pháp hiệu quả hơn trong cả cung và cầu nguồn nước và năng lượng sẽ giúp giảm gánh nặng cho các nhà phân phối năng lượng.

 

Katy Yan
(Nguyễn Thị Xuân Quỳnh dịch)

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÔM LÚA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

GIẢI PHÁP NÀO CHO THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

XẢ THẢI BỨC TỬ NGUỒN NƯỚC NHỮNG HÌNH ẢNH KINH HOÀNG Ở BẮC NINH

Đằng sau những ánh sáng trắng

Local knowledge research in the Mekong delta

Tra cứu ấn phẩm
Nhận bản tin