Tăng cường sự tham gia cuả các tổ chức xã hội trong công tác quản lý tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Cửu Long
Đăng ngày: 03 Tháng Mười Hai 2018 | Source: www.warecod.org.vn
Dự án đã được tổ chức WWF tài trợ và do VRN/WARECOD tổ chức thực hiện có sự cộng tác của viện DRAGON (ĐHCT) trong 2 năm 2017 và 2018. Một trong những hoạt động chính của Dự án là cung cấp gói tài trợ nhỏ và hỗ trợ kỹ thuật cho các nhóm cộng đồng, tổ chức địa phương triển khai hoạt động nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ và cộng đồng trong quản trị TNN. 5 trong 12 sáng kiến do các nhóm cộng đồng  đề xuất đã được lựa chọn để triển khai. Trong hai ngày 19 và 20 tháng 11, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên nước (WARECOD) đã tổ chức Hội thảo Tổng kết hoạt động Sáng kiến cộng đồng tại thành phố Cần Thơ.

Hoạt động có sự tham gia của ông Đào Trọng Tứ - Trưởng ban Điều hành Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam, ông Hoàng Việt  đến từ Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) Việt Nam, đại diện 5 nhóm thực hiện sáng kiến cộng đồng tại tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, Cần Thơ, Hội Liên hiệp phụ nữ Cù Lao Dung, Long Phú, thành phố Sóc Trăng, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Sóc Trăng, và các cộng đồng đồng tham gia dự án tại 3 huyện và thanh phố. Ngoài ra, hội thảo còn có sự góp mặt của các cộng đồng tham gia dự án của WARECOD tại phú Tân – An Giang, Gia Rai – Bạc Liêu, Thới Lai – Cần Thơ. Hội thảo còn thu hút sự quan tâm của báo chí địa phương như báo VOV tại Cần Thơvà các ban ngành chức năng liên quan như  đại diện của sở tài nguyên môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cũng tham gia vào hội thảo lần này.

Phát biểu khai mạc Hội thảo. Ông Hoàng Việt, đại diện từ WWF Việt Nam đã có bài trình bày về những khó khăn, thách thức của tài nguyên thiên nhiên tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng như vai trò và tầm quan trọng của cộng đồng trong quản trị tài nguyên nước. Tiếp theo từng nhóm sáng kiến cộng đồng tóm tắt dự án của mình trên poster và từng đại biểu tham dự đến thăm quan và nghe trình bày từ từng nhóm. Các sáng kiến cộng đồng bao gồm: Phát huy nhân tố Giới trong bảo vệ nguồn nước hạ lưu sông Mê Kông từ mô hình lọc nước bằng phương pháp màng sinh học và trồng cây Chùm ngây ven sông, kênh rạch ở Cồn Tàu, xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre; Sử dụng lục bình làm bề nổi trồng rau nhằm thích ứng với Biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự ô nhiễm dòng sông ở Hậu Giang; Nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước mặt của hội viên, nông dân nữ tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ; Thay đổi hành vi xả rác thải sinh hoạt xuống rạch Trà Ôn cho nhóm phụ nữ làm nội trợ ở An Giang; Xây dựng mô hình sinh kế trồng nấm rơm cho phụ nữ nghèo tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp thích ứng với Biến đổi khí hậu. Ngoài ra còn có mô hình trồng rau sạch, và mô hình phụ nữ giám sát chất lượng sạch đến từ thành phố Sóc Trăng.



Trồng cây Chùm ngây để làm màng lọc sinh học lọc nước tại Bến Tre 

Kết thúc Hội thảo 18 tổ chức cộng đồng  và cá nhân, đã ký cam kêt với Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN), Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu Đại học Cần Thơ (DRAGON), và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên Việt Nam (WWF) thành lập Mạng lưới Quản trị Tài nguyên Nước,  mở ra một giai đoạn mới trong quá trình hợp tác bảo vệ môi trường và tài nguyên nước vùng ĐBSCL.



Mô hình trồng nấm rơm cải thiện sinh kế cho phụ nữ tại Tam Nông, Đồng Tháp

Trong khuôn khổ diễn ra hội thảo, Ban tổ chức cũng kết hợp tổ chức Sự kiện truyền thông Giao lưu cộng đồng với chủ đề: “ Dòng sông trong lành, cuộc sống phồn vinh.”



Mô hình trồng rau trên bè nổi làm từ lục bình tại Hậu Giang

Vào sáng ngày 20/11, các đại biểu di chuyển đến quận Cái Răng tham gia chuyến thực địa do Hội nông dân thành phố Cần Thơ chủ trì. Đoàn đã có buổi thăm quan mô hình sản xuất rau hữu cơ an toàn của hộ ông Nguyễn Văn Lắm. Đây là hộ tiêu biểu trong việc áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào việc sản xuất rau an toàn cho năng suất cao như làm nhà lưới, sử dụng phương pháp tưới phun thay cho phương pháp tưới truyền thống. Cách làm này giúp tiết kiệm được nước tưới, mà vẫn đảm bảo rau được tưới đều, cho thu hoạch cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đó tăng thu nhập cho hộ gia đình và bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên nước.

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÔM LÚA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

GIẢI PHÁP NÀO CHO THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

XẢ THẢI BỨC TỬ NGUỒN NƯỚC NHỮNG HÌNH ẢNH KINH HOÀNG Ở BẮC NINH

Đằng sau những ánh sáng trắng

Local knowledge research in the Mekong delta

Tra cứu ấn phẩm
Nhận bản tin